Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ổ cứng (HDD)
Chuẩn bị:
Add 3 ổ cứng vào máy ảo.
Ta có 2 cơ chế quản lý đĩa
Basic và Dynamic.
Mặc định windows quản lý theo cơ chế basic.
Đối với cơ chế basic: 1 ổ đĩa nằm trên 1 ổ cứng vật lý.
Ta dùng Dynamic khi có nhu cầu:
+ Tăng tốc độ truy suất dữ liệu.
+ Tăng khả năng chịu lỗi vật lý (ổ đĩa chết vẫn truy suất được dữ liệu).
Có nhiều tool để quản lý đĩa (trong hiren boot rất nhiều), trên windows có công dụ Disk Management.
Để vào Disk Management: run -> diskmgmt.msc.
Ta thấy cơ chế quản lý đĩa: Basic
Ta thấy disk1, disk2, disk3 bị chéo đỏ (offline), chưa sử dụng được. Đối với hệ điều hành (HDH) windows, khi gắn thêm ổ cứng vật lý thì phải khai báo với HDH.
chọn disk1 -> chọn Online
Chọn tiếp disk1 -> Intialize disk
Windows yêu cầu ta chọn: dùng MBR hay GPT để lưu trữ thông tin phân vùng ( mỗi ổ đĩa đều có 1 MBR hay 1 GPT).
Đối với MBR:
Trên 1 ổ cứng chia được tối đa 4 thành phần luận lý (4 phân vùng) .
Khi chia phân vùng ta có thể chọn: Primary Partition và Extended Partition.
Đặc điểm của Extended :
+ Chỉ tạo tối đa được 1 phân vùng ( muốn thêm thi thêm ổ cứng).
+ Khi tạo Extended thì ta mới chỉ mới đánh dấu phân vùng để định nghĩa dung lượng (chưa dùng để lưu trữ dữ liệu). Muốn dùng thì phải chia nhỏ. Thành phân luận lý bên trong Extended gọi là Logical Drive, lúc này mới có thể sử dụng được (1 logical drive tương đương 1 ổ đĩa). Ta tạo bao nhiêu logical drive cũng được.
Primary: tối đa 4 phân vùng.
Primary có thuộc tính Active, giúp load HDH.
Câu hỏi: ta có thể sử dụng đồng thời bao nhiêu ổ đĩa (Logical và Primary). Muốn người dùng sử dụng được ổ đĩa thì bắt buộc mỗi ổ đĩa phải được đại diện bằng chữ cái từ A -> Z (28).
=> tối đa dùng được 26 ổ đĩa đồng thời.
A, B dùng cho đĩa mềm (muốn dùng thì phải chỉnh registry, nhưng mình chưa biết cánh chỉnh !!!!)
Do kiến thức mỉnh có giới hạn, mình gửi các bạn các link tham khảo về MBR và GPT:
Ta chọn MBR.
Ta tạo thử phân vùng Primary: 50 MB.
-> Next rồi chỉ định dung lượng là 50M
Gán kí tự cho ổ đĩa. Ta để mạc định. Nếu chỉ tạo phân vùng mà chưa muốn người dùng sử dụng phân vùng đó thì chọn: ” Do not assign a drive letter or drive path”
Nếu muốn gán 1 folder thành phân vùng, ta chọn Option thứ 2.
Định dạng phân vùng: Từ server 2012 trở đi, Windows hỗ trợ định dạng Refs. Ta chọn NTFS
Allocation unit size (hay Cluster size):
Ta cùng nhau ôn 1 chút về ổ cứng
Đối với công nghệ HDD:
Cấu tạo luận lý: được cấu tạo bởi những vòng tròn đồng tâm (track). Trên những track này, được trang bị những hạt từ tính vô cùng bé. Dữ liệu chính là sự sắp xếp của các hạt từ tính.
Ví dụ: ta đánh chữ A, (máy tính không biết chữ A là gì cả) A được định dạng là 65 (mã ASCII). Vật liệu từ tính sẽ có 2 trạng thái mũi tên (mũi tên phải và mũi tên trái)
Để mô tả trạng thái ta dùng hệ số nhị phân – 0,1 (do có 2 giá trị tương ứng)
65: 01000001.
(xem ở phút thứ 2:00 và 3:58)
Để sắp xếp, đọc được các hạt từ tính ta sẽ dùng kim đọc (là 1 lá thép cực mỏng), cuối lá thép có 1 cuộn dây. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây sẽ phát sinh từ trường, từ trường sẽ biến lá thép mỏng thành nam châm tĩnh điện. Dưới tác động của từ trường thì nó sẽ sắp sếp các hạt từ tính theo chiều, trật tự nhất định. Kim đọc này chỉ quay được ở 1 khung nhất định cho nên người ta chia nhỏ đơn vị track ra thành các vòng cung, là phạm vi di chuyển của kim đọc trên ổ cứng. Tương ứng với mỗi 1 cung ta gọi là 1 sector. Về mặt vật lý, sector là khái niệm nhỏ nhất (1sector = 512 bytes)
Đối với HDH windows thì ta có thêm khái niệm luận lý là cluster size để lưu trữ dữ liệu (linux gọi là inode).
Ví dụ: ta có dữ liệu A : (có size là: 68 KB), dữ liệu B (10 KB)
Bản chất khi lưu trữ A, B thì ta không lưu trên 1 cluster size mà nó chẻ ra thành các cluster size để lắp đầy dữ liệu. Nếu ta quy định cluster size là 16KB thì khi lưu trữ A thì A sẽ chia nhỏ thành 5 phần và lưu trên 5 cluster size. Cluster size thứ 5 sẽ lưu trữ 4KB => cluster còn trống 12KB.
Và điều lưu ý là dữ liệu A chưa chắc nằm trên các cluster size liền kề mà nằm rải rác trên các cluster size trống (nếu có 5 cluster size trống liền kề nhau thì OK).
Để lưu trữ dữ liệu B thì phải luôn bắt đầu bằng 1 cluster size mới. Cho dù B chỉ có 10KB thì vẫn lưu trên 1 cluster size khác => các cluster size trống chính là hiện tượng phân mảnh ổ cứng (dung lượng còn trống trên 1 cluster size không dùng để lưu trữ dữ liệu)
Cluster size quá lớn: độ phân mảnh sẽ nhiều. Tuy nhiên nếu cluster size lớn (vd: 32KB) thì để lấy được thông tin dữ liệu A, kim đọc chỉ cần đọc 3 cluster size (thay vì 5 nếu là 16KB).
Đối với nơi lưu trữ dữ liệu nhỏ (word, excel) thì dùng cluster size nhỏ .
Đối với nơi lưu trữ dữ liệu lớn (phim v.v) thì nên dùng cluster size lớn để giúp truy suất dữ liệu nhanh.
Nếu không xác định được thì cứ để Default.
Khi format 1 ổ đĩa ta có quick format và format.
Giống nhau: đều không thấy được dữ liệu.
Khác nhau: Như đã đề cập, dữ liệu A sẽ nằm rải rác trên các cluster size trống. Vậy làm thế nào mà ổ cứng biết được dữ liệu nào đang ở cluster size nào. Trên mỗi phân vùng đều có Master File Table (MFT – đối với NTFS). Đây là bảng định vị cluster size tương ứng với dữ liệu. Nó ghi thông tin phân vùng, cluster size là bao nhiêu, File system la gì v.v.
Quick Format: xóa bảng thông tin (MFT), nhưng không xóa trực tiếp dữ liệu.
Format: xóa hết.
Ghi chú:
Khi tạo ra phân vùng , nếu muốn người dung không sử dụng được thì: remove kí tự
Chọn Change Drive Letter and Path -> chọn Remove
Refs:
+ hỗ trợ khả năng chịu lỗi về nguồn điện tốt hơn NTFS (trường hợp tắt điện đột xuất).
+ cho phép đặt tên file dài ( >256 kí tự)
+ Cho phép lưu dụng lượng 1 file tối đa: 16 Exabytes (1 Ex = 1024 Petabytes ~ 1tr Terabytes )
+ Phân vùng tối đa: 1 Yottabytes (1Yo = 1024 zettabytes ~ 1tr Ex)
Khi chia phân vùng bằng diskmgmt.msc thì khi ta tạo phân vùng thì mặc định là primary partition trước. Khi có 3 primary thì tạo thêm sẽ tự động ra logical partition.
Các bài viết đọc thêm :
Đây là những
kiến thức cần thiết cho mình và mọi người. Mong các bạn góp ý nếu có sai sót. Cảm ơn các bạn theo dõi.
nguồn: http://tuhocmang.com/
http://www.slideshare.net/laonap166/disk-management-p1
0 Comments