HYPERTHREADING
Những năm gần đây thị trường ảo hóa dần trở nên quen thuộc với thị trường Việt Nam và anh em IT trong nghề chắc không ít thì nhiều cũng đã chạm trán với nó. Về cơ bản thì vấn đề cài đặt 1 hệ thống VMWARE thực sự không khó vì như chúng ta biết tài liệu nói về nó khá nhiều, đặc biệt là các trung tâm đào tạo gần đây cũng không còn hiếm như xưa. Ngay cả 1 doanh nghiệp không có nhiều tiền cũng có thể trang bị cho mình 1 hệ thống VMWARE với mục đích nhất định, điều đó khẳng định ảo hóa là 1 xu thế đã thành hiện thực từ lâu.
Tuy nhiên có 1 số điều có thể trong quá trình học ở trường lớp hoặc ở trung tâm hoặc kể cả các anh em đi làm không nhiều người để ý (ngoại trừ những anh em thật sự quan tâm về nó) đó là cơ chế Hyperthreading.
Vậy HYPERTHREADING LÀ GÌ?
Thực chất Hyperthreading là công nghệ cho phép 1 CORE CPU vật lý hoạt động giống như 2 CPU luận lý. Bộ vi xử lý có thể chạy 2 bộ vi xử lý độc lập trong cùng 1 khoảng thời gian.
Dĩ nhiên là Hyperthreading không là tăng gấp đôi hiệu xuất của hệ thống mà nó chỉ giúp bạn khai thác tối đa nguồn resource còn dư thừa, có nghĩa là bạn có thể sử dụng nguồn tài nguyên CPU 1 cách tối đa và tránh lãng phí đối với những nguồn tài nguyên thừa thải chưa dùng đến. Với 1 hệ thống không chạy Hyperthreading ví dụ CPU có 2 core bạn có 2 VM mỗi VM bạn cấp cho 1 Core khi sử dụng lượng tài nguyên của CORE nầy hết thì bạn đành chịu, trường hợp nếu có sử dụng Hyperthreading thì số core của bạn lúc nầy có thể tăng lên là 4 như vậy bạn có thể set cho mỗi VM 2 core và khi 1 core sử dụng hết tài nguyên bạn có thể kỳ vọng và core còn lại nhận được nguồn tài nguyên rỗi bổ sung vào.
Nhiều anh em khi nào ảo hóa, có thể do chưa có kinh nghiệm hoặc chưa quan tâm tới vấn đề nầy thắc mắc tại sao hệ thống tôi cài đặt xong nếu may mắn có thể có được Hyperthreading, trường hợp tại sao may mắn mình xin đề cập ở phần sau, và cũng có thể có nhiều anh em sau khi cài đặt VMWARE lên hiệu năng CPU không cải thiện bao lăm, vẫn như cài đặt vật lý,… rõ chán…
Trường hợp 1 số anh em may mắn sau khi cài đặt xong hệ thống tự Active Hyperthreading lên mừng tưởng là mặc định VMWARE có sẳn, nhưng xin thưa là không phải vậy. Chế độ Hyperthreading thứ 1 phải được bản thân CPU hỗ trợ. Thứ 2 bạn phải active nó từ trong BIOS, và 1 bước nữa là hãy Enable nó trong VMWARE nếu bạn lở Disable nó đi.
CÁCH KIỂM TRA CPU CÓ HỖ TRỢ HYPERTHREADING HAY KHÔNG ?
Như vậy khi là ảo hóa, bài toán hardware đặt ra bạn cần quan tâm là với CPU bạn cần quan tâm xem nó có hỗ trợ Hyperthreading hay không. Trước tiên bạn cần check thông tin loại CPU bạn sẽ mua:
- CPU Không hỗ trợ Hyperthreading:
+ Bạn check thông tin từ nhà sản xuất sẽ thấy thông tin hỗ trợ hay không. Đối với INTEL bạn kiển tra ở mục Advanced Technologies và phần Intel® Hyper-Threading Technology ‡ sẽ được thông báo là NO
+ Đối với những loại CPU nầy sau khi cài đặt VMWARE xong bạn kiểm tra status Hyperthreading sẽ thông báo status là Inactive
+ Và bạn cố tình Enable nó trong VMWARE lên cũng vô nghĩa vì Nút Properties bị mờ đi
- CPU hỗ trợ Hyperthreading:
+ Bạn check thông tin từ nhà sản xuất sẽ thấy thông tin hỗ trợ hay không. Đối với INTEL bạn kiển tra ở mục Advanced Technologies và phần Intel® Hyper-Threading Technology ‡ sẽ được thông báo là YES
+ Đối với những loại CPU nầy sau khi cài đặt VMWARE xong bạn kiểm tra status Hyperthreading sẽ thông báo status là Active
+ Và bạn có thể Enable hoặc nó trong VMWARE
- Đối với trường hợp CPU của bạn hỗ trợ Hyperthreading mà bạn check status vẫn là Inactive. Thì công việc bạn cần làm là:
1. Và Bios enable nó lên
2.Chọn Host Esxi và chọn Configuration > Processor > Properties và bấn Enable nó lên.
NGUYỄN VĂN TÀI – ITDOCVN.COM
http://www.slideshare.net/laonap166/hyperthreading-trn-mi-trng-o-ha-vmware
0 Comments