Nghiên cứu sự cạnh tranh được bắt đầu bằng việc phân tích các trang web của bạn để xác định mức độ cạnh tranh ở cả 2 trường hợp: cạnh tranh tổng quát và cho những từ khóa cụ thể. Điều này có thể xem là khảo sát sức mạnh của trang. Như trên đã nói, sẽ có 2 chỉ số cho sức mạnh: sức mạnh tổng thể của site và sức mạnh cho những trang cụ thể trong site. Xác định được sức mạnh của trang đồng nghĩa với việc xác định độ khó của từ khóa.
Tin buồn dành cho bạn là điều này rất khó khăn. Bởi:
1/ Không ai khác ngoài những nhà cung cấp công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo, ...) hiểu rằng SE của họ làm thế nào để xác định sự cạnh tranh của các trang web với nhau và hiển nhiên điều này họ luôn giấu kín.
2/ Giả sử bạn may mắn hiểu được điều bí mật ở trên với một SE nào đó thì bạn cũng phải nhớ rằng mỗi SE sẽ có một cách làm việc khác nhau, và tất nhiên cách thức xác định sự cạnh tranh cũng khác nhau.
Bạn Đã Có Ý Định Không Đọc Tiếp Rồi Đúng Không? Hãy Tìm Bài Viết Khác. Bằng Không, Nếu Bạn Muốn "Vượt Qua Chính Mình" Thì Hãy Tiếp Tục Với Tôi ...
Hai vấn đề khó khăn nêu ra ở trên là có thực, tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số thông tin chung về những gì làm nên sự cạnh tranh của một trang web (đừng quên nó được gọi là chỉ số sức mạnh của trang) và nó được xác định thông qua một số yếu tố sau đây:
Tuổi đời của website: SE sẽ xem website ra đời trước có giá trị hơn website mới xuất hiện. Tương tự, trang web ra đời trước sẽ có giá trị hơn trang web mới xuất hiện. Rõ ràng một trang web mới toanh sẽ ít có giá trị cạnh tranh, nhưng, nếu phần còn lại (những trang web khác trên toàn site) là mạnh mẽ, trang web mới đó sẽ nhanh chóng đạt được một sức mạnh tương ứng với sức mạnh của site.
Lưu lượng truy cập: Quá rõ ràng, các website phổ biến hơn sẽ có giá trị hơn với SE. Vì thế, lời khuyên cho bạn làm hãy đạt được càng nhiều lưu lượng truy cập càng tốt (tất nhiên tôi không khuyên bạn có được lưu lượng truy cập bằng cách dùng các công cụ autohit).
Cấu trúc liên kết nội bộ: đó là những vấn đề như menu, thanh điều hướng, cách thức liên kết từ một trang web này đến một trang web khác. Điều này thường được các designer thậm chí các SEOer bỏ qua. Nhưng với cá nhân tôi, tôi rất tâm đắc cấu trúc liên kết nội bộ.
Liên kết từ bên ngoài (inbound link): đây là phần nổi bật nhất của "trò chơi cạnh tranh" (hehe), inbound link còn được gọi là back link hoặc incoming link, là một thành phần quan trọng để xác định sức mạnh của một trang web. Thông thường, bạn có càng nhiều inbound link thì càng gia tăng sức mạnh cạnh tranh, nhưng hãy luôn nhớ, số lượng không bằng chất lượng. Vậy làm sao để biết được một inbound link nào có chất lượng? Hai yếu tố thôi, inbound link đến từ những trang có độ tin cậy cao với các SE và những trang liên quan đến từ khóa của bạn. Tôi sẽ có một bài viết khác cụ thể hơn về vấn đề này.
Ngoài ra, không những bạn phải xem xét inbound link đến những trang cụ thể bạn đang tối ưu hóa, những liên kết đến từ những trang khác của website sẽ góp phần gia tăng sức mạnh tổng thể của site và khi sức mạnh tổng thể của site gia tăng thì sức mạnh của những trang web trong toàn site sẽ gia tăng.
Những Cách Khác Để Xác Định Độ Khó Từ Khóa
Số liệu từ Adwords: sử dụng Google Keyword Tool có thể giúp bạn xác định sự cạnh tranh với những từ khóa cụ thể theo số liệu thống kê thông qua thị trường tìm kiếm PPC. Thêm vào đó, công cụ trên còn cung cấp cho bạn thông tin về chi phi cho mỗi cú lick, nếu chi phí đó càng cào thì sự cạnh tranh càng lớn và ngược lại.
KEI (Keyword Effectiveness Index): một cách khác để xác định độ khó từ khóa là chỉ số hiệu quả của từ khóa. Giá trị của KEI càng cao thì độ khó từ khóa càng thấp vì số lượng đối thủ cạnh tranh ít. Tôi cũng sẽ có một bài viết khác cụ thể hơn về vấn đề này.
Đến đây có lẽ đã làm sáng tỏ phần nào những thắc mắc của bạn, tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp để chúng ta có thể hoàn thiện cơ sở lý luận từ đó đưa một công thức tương đối đúng đắn để xác định độ khó từ khóa.
0 Comments