SEOer là người thực hiện công việc tối ưu hóa website của khách hàng để khi người tìm kiếm gõ từ khóa thì website của khách hàng luôn nằm trên top kết quả tìm kiếm của các Search Engine như Google, Bing, Yahoo… Đa phần những SEOer đều là dân công nghệ thông tin đã có kiến thức về công nghệ là một ưu thế khi bắt đầu với SEO, số còn lại là những người đam mê tìm tòi, nghiên cứu.
seoer
SEOer chia làm 3 trường phái :
SEOer mũ trắng : SEO theo các tiêu chí của Google, tối ưu hóa website để được Google đánh giá cao và được xuất hiện trên kết quả tìm kiếm của Google. Kết quả lên chậm nhưng ổn định.
SEOer mũ đen : SEO không theo các tiêu chí của Google, sử dụng các kỹ thuật spam link hoặc những thủ thuật không được cho phép. Những kết quả của SEOer mũ đen thường lên kết quả tìm kiếm nhanh nhưng nếu bị phát hiện thì sẽ bị Google đưa vào backlish, nghiêm trọng hơn là xóa website ra khỏi kết quả tìm kiếm
SEOer mũ xám : Kết hợp ưu điểm của cả hai hình thức SEO trên.
Một SEOer cần có :
Tình kiên nhẫn : Đây là yếu tố hàng đầu quyết định người đó có hợp với SEO hay không, vì với những dự án SEO yêu cầu thời gian từ 3–>6 tháng hoàn thành là chuyện bình thường, nếu bạn không đủ kiên nhẫn để thực hiện thì sẽ không hợp với công việc này
Khả năng chịu áp lực cao : SEO tùy từ khóa sẽ có độ cạnh tranh khác nhau, nhưng nhìn chung độ cạnh tranh của SEO trong tình hình thực tế khá cao. Thường xuyên phải chịu áp lực để kịp tiến độ, thời gian hoàn thành dự án.
Chịu khó trong việc cập nhật kiến thức vì thuật toán của Google thường xuyên thay đổi và mỗi lần như vậy thứ hạng vị trí sẽ có nhiều thay đổi. Đòi hỏi phải cập nhật kiến thức liên tục để theo kịp những tiêu chí của Google
Bạn phải có một kiến thức thật vững về SEO : Phần lớn đều là tự học và trao đổi qua các diễn đàn, còn lại thì đi học các khóa dạy SEO của những trung tâm đào tạo
Có kiến thức về Html, Css, lập trình web để tối ưu hóa website
Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ như Google Keyword Tool, Webmaster Tool, Google Analytics để hỗ trợ cho công việc
Biết sử dụng những Add-on hỗ trợ cho công việc, những phần mềm bổ trợ như Samurai, SEO Power Suite, iSEO… Sẽ là một lợi thế lớn cho công việc
Biết sử dụng thành thạo các mã nguồn mở như WordPress, Joomla, Open Cart….
SEO là một công việc đòi hòi tính nhẫn nại, khả năng chịu đựng áp lực cùng một tí can đảm. Nếu theo con đường SEO sẽ có những lúc thót tim vì kết quả thay đổi liên tục. Nhìn chung SEO sẽ giúp đưa những sản phẩm đến với khách hàng một cách tự nhiên nhất.
0 Comments