Đèn ông sao, Tiến sĩ giấy, tò he, mặt nạ... và nhiều câu chuyện thú vị xung quanh.
>>
"Zoom" vào các lá Quốc kỳ Việt Nam, tự hào Quốc khánh 2/9
>>
Tìm hiểu nguồn gốc “Ngày của bố”
>>
"Dò tìm" nguồn gốc ngày Quốc tế Thiếu nhi
>>
Ngày của Mẹ thân yêu..
Ngay từ xa xưa, các cụ ta đã quan niệm những món đồ chơi và trò chơi chính là công cụ hữu ích để giáo dục, nuôi dưỡng tâm hồn con người. Và dường như, bất kì món đồ chơi truyền thống nào cũng đều có linh hồn của riêng nó. Đằng sau chiếc đèn ông sao, ông Tiến sĩ giấy, tò he, mặt nạ… là bao câu chuyện và tâm huyết của ông cha gìn giữ từ ngàn đời nay.
Nhân dịp Trung Thu sắp đến, hãy cùng chúng tớ "zoom" vào một vài món đồ chơi, trò chơi gợi nhớ tuổi thơ của teen nhé!
1. Ông Tiến sĩ giấy
Trong số tất cả những thứ đồ chơi của trẻ em ngày Trung Thu, đáng kể nhất vẫn là ông Tiến sĩ giấy được đặt ở nơi cao đẹp nhất, xung quanh là bánh trái hoa quả và đèn trang trí.
Ông Tiến sĩ giấy.
Ông đánh gậy.
Không chỉ được sử dụng trong dịp lễ Trung Thu, ngày xưa người lớn cũng thường mua ông Tiến sĩ giấy để tặng cho con trẻ vào đầu năm học với hy vọng món quà ý nghĩa này sẽ khuyến khích các em chăm chỉ học hành hơn.
2. Đèn ông sao
Để làm ra được một chiếc đèn ông sao, các nghệ nhân phải vất vả trải qua nhiều công đoạn rất công phu, kỹ lưỡng: từ chọn nứa cho đến cắt dán. Nan dùng làm đèn ông sao phải được chẻ bằng loại nứa bánh tẻ, đốt dài thì mới có độ dẻo để uốn khung đèn.
Khi chọn nứa xong, phải chặt nứa thành nhiều đoạn rồi ngâm trong nước vôi trong để chống mối mọt nên có thể để được nhiều năm không hỏng. Sau khi ngâm xong thì đem phơi nắng rồi mới chẻ thành nan. Chẻ ra rồi lại phải phân loại xem những phần nào để làm nan, phần nào dùng để làm cờ... Sau đó mới đến công đoạn ghép và dán giấy màu cho chiếc đèn.
3. Mặt nạ - Đầu sư tử
Mỗi chiếc mặt nạ có thể coi là một tác phẩm nghệ thuật hàm chứa cái đẹp sâu sắc trong mỹ học dân tộc. Các loại mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, khắc họa các nhân vật yêu thích như ông Địa, thằng Bờm… rồi đến đầu sư tử - thường được sử dụng trong các màn múa lân truyền thống.
Ngày Tết Trung Thu, trẻ em, teen và cả người lớn không thể nào "bỏ quên" tiếng trống rộn ràng trong điệu múa lân hòa cùng dòng người đi trên phố.
4. Nặn tò he
Trong số những đồ chơi dân gian, tò he là một trong những thứ đồ chơi cổ truyền và khá ngộ nghĩnh còn tồn tại đến ngày nay. Tò he được làm ở rất nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Theo một cụ già trong làng, lịch sử làm tò he đã có từ hơn 300 năm nay. Những nguyên liệu làm ra một cây tò he thường rất đơn giản và gần gũi với cuộc sống nông thôn như bột gạo, phẩm màu, que tre.
5. Múa rối nước
Nhắc tới Trung Thu, chúng mình cũng phải kể tới những màn múa rối nước truyền thống. Đây là một loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng. Bởi lẽ, đặc tính nơi đây là vùng ẩm ướt, có nhiều sông ngòi và hầu như mỗi làng đều có một cái hồ hoặc ao được biến thành sân khấu của múa rối nước.
Sân khấu múa rối nước truyền thống.
(Thực hiện: Trang Thuy Nguyen
Chụp ảnh: N Trang
Chỉnh sửa khung: Hoàng Tùng)
0 Comments