Và những lý giải "vì sao lại thế" về khoảnh khắc đẹp siêu tưởng này!
>>
Mùa mưa bão đề phòng với sét "vô tình"
>>
Làm thế nào để biết trời sắp có bão
Chắc hẳn trong những ngày qua, teen nhà mình đã nắm rất rõ các cập nhật về hai
cơn bão Irene (Mỹ) và Nanmadol (Philippines) cũng như thiệt hại mà chúng gây ra. Có thể nói rằng, bão luôn nằm trong top những thảm họa thiên nhiên có sức công phá lớn nhất. Chẳng thế mà từ ngàn đời nay, ông cha ta luôn tìm cách dự báo bão về.
Lý giải của dân gian
Theo kinh nghiệm dân gian, tháng Bảy (âm lịch) là khoảng thời gian nước ta hứng chịu hơn 10 cơn bão cường độ lớn nhỏ khác nhau. Vào khoảng thời gian trước khi xảy ra bão, bầu trời thường trở nên quang đãng hơn, rất trong và xanh; còn không khí thì vô cùng oi bức, ngột ngặt, tình trạng lặng gió kéo dài những vài ba ngày. Thực tế, trước thềm cơn bão, thời tiết sẽ thay đổi theo hướng mà chúng ta dễ dàng nhận biết. Môi trường xung quanh trở nên có gì đó yên ắng ngay cả khi ngoài trời đang nắng ấm.
Không những thế, dựa vào việc quan sát hoạt động của các sinh vật, vốn có khả năng dự báo bão tuyệt vời, ông cha ta còn đúc kết thành những câu ca dao, tục ngữ lưu truyền bao đời nay, chẳng hạn như: “Tháng Bảy heo may/Chuồn chuồn bay thì bão" hay "Kiến đắp thành thì bão - Kiến ẵm con chạy ráo thì mưa". Còn đối với những teen sống ở khu vực có nhiều cây xanh, ắt hẳn bạn sẽ thấy thiếu vắng tiếng chim hót quen thuộc bởi nhờ bản năng dự cảm, chúng đã kéo nhau đi kiếm thức ăn dự trữ cho những ngày bão sắp tới rồi.
Sự thiếu vắng của những chú chim cũng là báo hiệu một cơn bão sắp tràn về đó teen ạ!
Lý giải khoa học
Ngày nay, nhờ sự trợ giúp của nhiều thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã có thể lý giải cho sự thay đổi này.
Bão được hình thành từ dòng vận động đi lên của khí. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi cơn bão trong thời gian định hình, chúng sẽ bắt đầu hút không khí nóng ẩm từ môi trường xung quanh. Không khí sẽ đi qua mây, được “bắn” trả lại lên tầng cao nhất rồi đi xuống mặt đất. Trong hành trình đi xuống, không khí trở nên khô và ấm hơn vì đã bị hút hết độ ẩm trước đó.
Vì không khí khô, nóng có tính chất ổn định hơn nóng ẩm nên kết quả chúng trở thành một lá chắn tạm thời cho cơn bão, ngăn chặn những phần khí không cần thiết “đột nhập” quá trình bão hình thành. Điều này lý giải cho tình trạng lặng gió khi không khí không được lưu thông một cách bình thường.
Có thể nói, bầu không khí trước khi xảy ra bão vô cùng đặc biệt nên các nhiếp ảnh gia trên khắp Thế giới cũng không quên ghi lại các khoảnh khắc “đẹp đến khó tin” mà thiên nhiên ban tặng. “Trăm nghe không bằng một thấy”, và bây giờ thì chúng mình cùng thưởng thức những “shot” ảnh tuyệt phẩm này nhé!
Bầu trời Đài Loan trước ngày xảy ra bão Nanmadol.
Thậm chí còn xuất hiện cả cầu vồng nữa đấy, các bạn ạ!
Còn đây là hình ảnh bầu trước nước Mỹ trước khi bão Irene ập đến.
(Theo PLXH)
0 Comments