Loài người giữ vai trò độc tôn trên trái đất, có rất nhiều bí ẩn xung quanh quá trình tiến hóa của họ. Giờ thì cùng khám phá những bí ẩn xoay quanh loài người chúng ta xem sao nhé!
>>
Những bí mật thú vị về cơ thể con người
>>
Bí ẩn những câu chuyện giác quan thứ 6
>>
10 điều không lý giải nổi ở con người
>>
Những bí mật của bộ não
Tại sao bộ não của chúng ta có kích thước lớn?
“Bộ não lớn mang lại cho con người một lợi thế đặc biệt khi sinh tồn trong thế giới này?”. Người ta hầu như chưa bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy. Tuy nhiên, bộ não người là cơ quan cực kì quan trọng, chiếm khoảng 2% khối lượng cơ thể. Khoảng 2 triệu năm trước đây, kích thước bộ não của tổ tiên chúng ta không hề lớn hơn kích thước não của khỉ (so sánh với tỷ lệ cơ thể).
Vậy tại sao ngày nay kích thước bộ não của loài người chúng ta lại phát triển lớn hơn so với trước đây?. Đầu tiên là trí thông minh tăng lên giúp con người chế tạo ra những công cụ tốt hơn. Bộ não lớn giúp con người tương tác với nhau tốt hơn. Thêm vào đó là do sự thay đổi căn bản trong môi trường cũng như điều kiện sống và bộ não người cần phải biến đổi sao cho phù hợp.
Tại sao loài người lại đi bằng hai chân?
Tổ tiên của chúng ta tiến hóa về mặt thể chất với tư thế đứng thẳng trước khi có một bộ não lớn và trước cả khi công cụ bằng đá xuất hiện.
Câu hỏi đặt ra là: “Tại sao từ xa xưa tổ tiên của chúng ta lại đứng và đi bằng hai chân trong khi những loài khỉ họ hàng lại đứng và đi bằng 4 chi?”.
Đi bằng hai chân sẽ tốn ít năng lượng hơn là di chuyển bằng cả 4 chi. Cánh tay được giải phóng cũng giúp cho tổ tiên của chúng ta lấy được nhiều thức ăn hơn. Đặc biệt, tư thế đứng thẳng giúp cho tổ tiên chúng ta kiểm soát nhiệt độ cơ thể do phần da phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ít hơn.
Điều gì đã xảy ra với lông của chúng ta?
Con người quả thực trông “trần như nhộng” so với những loài khỉ họ hàng đầy lông lá. Điều gì đã khiến cho con người có ít lông như vậy? Một giả thiết đặt ra là: việc từ bỏ lớp “áo khoác” giúp con người thoát khỏi những kí sinh trùng bám trên lông và những căn bệnh lây lan từ chúng. Một giả thuyết không chính thống khác lại cho rằng con người trở nên “nhẵn nhụi” như vậy chính là bởi kết quả của sự thích nghi với môi trường sống dưới nước.
Tại sao họ hàng gần gũi nhất của chúng ta lại tuyệt chủng?
Khoảng 24.000 năm trước, loài người chúng ta, Homo sapiens đã không phải sống đơn độc trên thế giới bởi người Neanderthal (Homo neanderthalensis) – họ hàng gần gũi nhất của chúng ta vẫn còn tồn tại. Người “Hobbit” (hình ảnh tưởng tượng về những người ăn hang ở lỗ, hình thể giống như người nhưng chỉ cao bằng nửa người) được tìm thấy ở Indonesia cũng có thể là một thành viên của giống người Homo, họ có mặt trên trái đất khoảng 12.000 năm trước đây. “Vậy tại sao họ lại chết đi trong khi chúng ta vẫn còn tồn tại?”
Liệu những thay đổi cơ bản trong môi trường sống đã giết chết họ hay chính loài người chúng ta đã giết chết họ? Một số bằng chứng chỉ ra rằng cả hai khả năng này đều có thể xảy ra nhưng những kết luận này vẫn chưa thực sự được công nhận.
Có phải con người vẫn đang tiến hóa một cách tăng tốc?
Bằng chứng gần đây cho thấy nhân loại không chỉ đang phát triển mà sự tiến hóa của con người vẫn đang diễn ra một cách tăng tốc, gấp 100 lần so với khi nông nghiệp bắt đầu được lan truyền. Tuy nhiên, với tốc độ tiến hóa này thì không ít vấn đề sẽ nảy sinh, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới chế độ ăn uống, bệnh tật. Điều đó sẽ gây không ít trở ngại cho con người.
Người hiện đại đến từ đâu?
Một trong những câu hỏi thú vị nhất được tranh luận đó là: “con người hiện đại xuất hiện ở đâu?” Giả thuyết ngoài Châu Phi cho rằng người hiện đại đã tiến hóa tương đối gần Châu Phi sau đó lan rộng trên khắp thế giới thay thế những con người cổ xưa vốn có. Giả thuyết hệ thống tôn giáo cho rằng người cổ xưa đã phát triển thành người hiện đại trên một khu vực rộng lớn. Dân cư ở những vùng khác nhau đã giao phối với nhau để chia sẻ những đặc điểm riêng cho nhau, kết quả là tiến hóa thành con người hiện đại. Đến nay, giả thuyết hệ thống tôn giáo vẫn được nhiều người tán thành hơn cả.
(Theo PLXH)
1 Comments
bài này hay quá bạn ơi
ReplyDelete