Nhiều loại động vật có khả năng hết sức đặc biệt.
>>
Những khả năng kinh ngạc của động vật
10. Voi không bao giờ quên
Xuất phát từ thực tế rằng voi là động vật có bộ não lớn nhất trong số những loài động vật sống trên mặt đất và rõ ràng khối lượng càng lớn thì bộ nhớ càng tốt.
Voi có thể ghi nhớ tất cả các thành viên thuộc dòng họ nhà chúng. Voi cũng có thể gia nhập vào các đàn khác. Tuy nhiên, khi đàn có số lượng quá lớn, một con voi cái – vốn là con gái cả của chú voi đầu đàn sẽ tự tách ra khỏi đàn để bắt đầu tạo dựng một đàn voi mới, nhưng nó không bao giờ quên đi nguồn gốc của mình. Một nhà nghiên cứu đã chứng kiến một con voi mẹ và con của nó đã nhận ra nhau sau 23 năm ly tán.
9. "Nước mắt cá sấu"
Terence Trent D'Arby đã hát về những giọt nước mắt cá sấu trong bài hát đình đám của mình “Wishing well”, lời bài hát hàm ý chỉ cảm xúc giả xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa kể về một con cá sấu khóc khi nó giết chết con mồi.
Trong thực tế, cá sấu không thể nhai, vì thế chúng phải xé xuất thức ăn thành nhiều phần và nuốt. Điều đặc biệt là tuyến nước mắt giữ cho đôi mắt cá sấu ẩm ướt lại nằm gần cổ họng của chúng, chính do thói quen ăn uống này mà mắt cá sấu rất hay “ngấn lệ”.
8. Thỏ tháng ba bị “điên”
Thành ngữ “điên như thỏ tháng ba” có vẻ còn xa lạ với chúng ta, thành ngữ này xuất phát từ thực tế sau: vào đầu mùa sinh sản của thỏ rừng, kéo dài từ tháng 2 đến 9 (ở châu Âu chủ yếu là tháng ba), các con thỏ cái thông thường vốn hiền lành, nhút nhát bỗng nhiên trở nên dữ dằn, tỏ thái độ nổi loạn và chống đối khi có một con đực quá nhiệt tình trong lúc ân ái. Chúng thường dùng 2 chân trước đánh lại nhân tình của mình và hành động này trông giống như chúng đang đấm bốc vậy. Trước đây hành động này của loài thỏ rừng bị hiểu lầm là 2 con đực đánh nhau để giành uy thế, nhưng các nhà khoa học đã “giải oan” cho các chàng thỏ.
7. Chuột chũi có thể dự báo thời điểm mùa xuân bắt đầu
Đây là loài vật duy nhất được lấy tên đặt cho một ngày ở Mỹ - ngày 2/2 hàng năm, ngày mà nó chui ra khỏi hang sau giấc ngủ đông dài. Và người dân tin rằng, nếu con vật này nhìn thấy cái bóng của nó vào ngày này thì mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần nữa, nếu không thì mùa xuân đã gần kề rồi.
Vậy những lời tiên tri của loài gặm nhắm này đáng tin đến đâu?
Các nhà nghiên cứu cho rằng, khi trồi lên khỏi hang, chúng thật sự có cảm nhận và phản ứng với những thay đổi về cường độ ánh sáng và nhiệt độ bên ngoài – 2 yếu tố cốt yếu dùng trong dự đoán thời tiết.
6. Dơi không hề bị mù
Quan niệm này xuất phát từ việc loài dơi phần lớn sử dụng khả năng định vị bằng siêu âm để di chuyển và tránh chướng ngại vật trong bóng tối. Tuy nhiên, không phải bởi vậy mà mắt chúng không nhìn thấy gì. Ngược lại, mắt chúng hoàn toàn có chức năng nhận biết hình ảnh, tuy rằng kích thước mắt khá nhỏ và thị lực cũng khá kém. Ngoài ra thính giác và khứu giác của chúng cũng cực nhạy.
5. Chó già vẫn có khả năng “tiếp thu” cái mới
Một chú chó nhiều tuổi không có nghĩa là nó mất đi khả năng học hỏi. Trong thực tế, với khoảng 15 phút tập luyện mỗi ngày trong hai tuần liên tiếp, ngay cả những con chó cứng đầu nhất cũng có thể học cách ngồi, đứng yên, nhặt đồ vật, lăn qua lăn lại, hoặc bất cứ điều gì mà bạn muốn dạy nó, bất kể tuổi tác.
4. Gà đã từng... có răng
Cách đây rất lâu, khoảng 150 triệu năm trước đây, thời mà chim thủy tổ (tổ tiên của loài gà) còn đi lang thang trên khắp Trái Đất. Những chú gà của thời kỳ đồ đá này đã được "trang bị" lông, móng vuốt, mỏ và răng hình nón.
Các nhà khoa học gần đây cũng phát hiện ra rằng gà mái vẫn có DNA cần thiết để phát triển một bộ nhai, tuy nhiên từ lý thuyết đến thực tế còn rất...xa vời.
3. Lạc đà trữ nước trong bướu?
Một con lạc đà có thể sống sót trong bảy ngày mà không uống nước nhưng không phải vì nó trữ nước bên trong bướu mà nhờ chúng có các tế bào hồng cầu có hình bầu dục (khác với tế bào thông thường có hình cầu).
Bướu của lạc đà như một nguồn dự trữ mỡ, nhờ bướu dự trữ mỡ này mà lạc đà có được nguồn năng lượng tương đương với lượng thức ăn nó ăn trong ba tuần. Còn bộ phận cơ thể giúp nó tiết kiệm tối đa lượng nước thoát ra ngoài chính là thận và ruột. Nhờ có 2 bộ phận hoạt động rất hiệu quả này mà nước tiểu của lạc đà đặc quánh như xi-rô, còn phân của chúng thì khô đến nỗi có thể dùng để làm nhiên liệu đốt.
2. Sâu tai sống trong tai của chúng ta?
Bạn vẫn còn rùng mình khi nghĩ những cảnh tượng kinh hoàng về sâu tai trong phim Star Trek II thì hãy yên tâm vì mặc dù sâu tai thích sống trong những nơi ấm áp hay những đường nứt ẩm ướt thì nó cũng không trú ẩn trong tai của bạn. Nếu chẳng may sâu tai có xâm nhập vào tai của bạn thì cũng đừng quá lo lắng, bởi lẽ, chúng ta có một lớp xương dày trong ống tai và lớp xương này sẽ ngăn chặn việc sâu tai đào hang và đẻ trứng trong tai của bạn.
1. Chuột Lemmut tự sát hàng loạt?
Chuột Lemmut đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách những thần thoại về động vật bởi vào năm 1530, một nhà địa lý học đã cho rằng chuột Lemmut có khả năng làm bầu trời chuyển bão. Ngày nay, tin đồn phổ biến nhất về chuột Lemmut là chúng tự tử hàng loạt khi di chuyển. Sự thực là sao nhỉ?
Cứ ba đến bốn năm một lần, đàn chuột Lemmut lại di chuyển qua những vùng đất nhất định ở Na Uy, Thụy Điển và Laplandia và điều đặc biệt là chúng luôn tiến về phía biển. Sự di cư này làm dân số của chúng đôi khi giảm xuống đến mức gần như tuyệt chủng để rồi rất lâu sau mới tăng trở lại. Sự lên xuống thất thường của số lượng chuột Lemmut là kết quả của những cuộc di cư trong các nhóm lớn, chuột Lemmut có thể nhảy từ vách đá xuống các dòng nước và chúng phải bơi lội những khoảng cách rất xa đến mức kiệt sức và thậm chí tử vong.
(Theo PLXH)
1 Comments
điên như thỏ tháng ba
ReplyDelete