Tại Anh có một thành viên trong bồi thẩm đoàn của một phiên tòa đã liên lạc với bị cáo trên Facebook nên bị quy vào tội khinh thường pháp đình.
>>
Facebook bước vào giai đoạn suy thoái ?
Facebook chắc chắn không phảii là nơi để cất giữ bí mật
Tòa hôm nay tuyên phạt bà Joanne Fraill tám tháng tù.
Bà Fraill, 40 tuổi, nói vì thương cảm nên bà lên Facebook tìm bị cáo của một vụ xử về ma túy, người sau đó trở thành ''bạn'' của bà trên mạng xã hội phổ biến này.
Vì chuyện này xảy ra trong lúc phiên xử vẫn đang tiến hành nên vị chánh án lúc đó quyết định giải tán bồi thẩm đoàn và vụ án liên quan đến 6 triệu bảng ma túy ở Manchester phải bị hủy bỏ.
Bị cáo Jamie Sewart, 34 tuổi, sau đó được trắng án nhưng công tố nói truy tố bà Fraill là để bảo vệ uy tín của bồi thẩm đoàn.
Đây là vụ án đầu tiên loại này ở Anh, nhưng đây không phải là lần đầu tiên người sử dụng Facebook chọn những người ''bạn'' không nên có, và chắc chắn chuyện thế này sẽ còn xảy ra nếu không cẩn thận.
1. Coi chừng ''bạn xấu''
Nathan Singh, một quản giáo trong nhà tù Leicester bị đuổi việc sau khi ban giám đốc tìm thấy tên nhiều tù nhân đang thọ án là ''bạn'' của ông trên Facebook.
Nhưng làm sao biết được ai là ''bạn xấu''? Charlotte Fielder, sinh ra chỉ có một tay, đã làm quen với nhiều người đàn ông trên Facebook giả vờ cũng mất tay chân, nhưng thực ra là thích những người như cô.
Sau đó cô thấy hình của mình đăng trên một trang web khiêu dâm và nhiều người có những lời bình phẩm rất khó nghe.
2. Đừng ''chửi sếp''
Lời khuyên này xem chừng là hiển nhiên rồi nhưng rất nhiều người đã ta thán về công việc của mình trên Facebook.
Có một người tên Lindsay tuyên bố trên trang của mình ''OMG I hate my job!'' (Chúa ơi, tôi ghét công việc của tôi!) trước khi ''chửi bới'' sếp.
Chỉ vài giờ sau có người báo động sếp là một trong những người ''bạn'' của cô trên Facebook.
Và người sếp viết trên Facebook của Lindsay rằng ngày mai cô không cần phải đến cơ quan nữa.
13 tiếp viên hàng không của hãng Virgin bị đuổi việc vì đã ''phát biểu linh tinh'' về công ty trên Facebook, như trên máy bay có đầy gián, hoặc có những chiếc máy bay phải thay động cơ đến bốn lần chỉ trong một năm.
Có những chính trị gia ở Anh đã phải xin lỗi công chúng, thậm chí phải từ chức vì những phát biểu gây phản cảm trên Facebook.
3. Hình phản cảm
Xin đơn cử trường hợp của giám đốc MI6, cơ quan phản gián Anh, Sir John Sawers.
Vợ ông đưa lên Facebook hình chụp gia đình với cảnh ông mặc quần tắm, cùng với chi tiết về con cái và địa chỉ căn hộ của gia đình. Các thông tin này đã được lấy xuống ngay nhưng những hình ảnh đó chắc chắn sẽ còn đọng lại trong trí nhớ của nhiều người.
Hay vụ Sean Aspey, một nghị viên của thành phố Porthcawl đã bị cách chức sau khi đưa hình chụp tại tiệc sinh nhật của mình cho thấy ông mặc y phục Nazi, nhái theo một phim hài về giai đoạn phát xít Đức chiếm đóng Pháp.
4. Giả vờ ốm
Nếu bạn ốm thật hay giả vờ ốm để nghỉ làm một hai hôm, tốt nhất là đừng vào Facebook.
Nathalie Blanchard, một phụ nữ ở Canada đang dưỡng bệnh lâu dài vì trầm cảm, đã không còn nhận được tiền trợ cấp sau khi hãng bảo hiểm tìm thấy trên Facebook hình của bà tắm nắng ngoài biển hoặc đàn đúm với bạn bè đến khuya.
Một phụ nữ khác bị đuổi việc khi công ty thấy cô vào Facebook trong khi trước đó lấy lý do nhức đầu không dùng được computer để xin nghỉ làm một ngày. Người này giải thích với công ty Nationale Suisse là bà phải đi nằm và chỉ vào Facebook trên iPhone khi đang nằm nghỉ trên giường.
5. Bí mật bật mí
Facebook không phải là nơi để cất giữ bí mật - đó là điều chắc chắn.
Bộ quốc phòng Israel đã hết sức lo lắng khi kiểm tra Facebook của binh lính thấy có hình ảnh chi tiết của các căn cứ quân sự, phòng chỉ huy, và tàu ngầm. Chính phủ đã ban hành lệnh sau đó cấm đưa hình của phi công, lực lượng đặc nhiệm, và bất kỳ chi tiết nào về việc điều quân.
Bộ quốc phòng Anh cũng có những quan ngại tương tự và thường xuyên nhắc nhở binh lính và gia đình của họ đừng chia sẻ những thông tin tế nhị
(Theo BBC)
0 Comments