Timothy Ray Brown, 45 tuổi, thường được gọi là bệnh nhân Berlin bởi vì ông từng sống ở thành phố này, đã được khẳng định là người đầu tiên trong lịch sử được chữa khỏi bệnh AIDS hoàn toàn vào giữa tháng 5 vừa qua sau hơn 4 năm thử thách.
>>
Trái chuối giúp ngăn chặn virus HIV/AIDS
>>
Những học thuyết âm mưu nổi tiếng nhất thế giới
Brown hiện sống ở San Francisco Bay Area (Mỹ) tuyên bố với báo giới: “Tôi đã có HIV nhưng giờ không còn nữa”.
Mặc dù các chuyên gia rất lạc quan về khả năng chữa bệnh trong câu chuyện của Brown nhưng CBS cũng cho biết một bác sĩ không liên quan với nghiên cứu này gọi kết quả này là “chữa bệnh chứng năng” và khả năng mở rộng phương pháp điều trị này hiện vẫn còn gặp nhiều trở ngại.
Không bỏ cuộc dù mắc 2 bệnh nan y
Brown công khai mình là người đồng tính năm 18 tuổi và cho biết xét nghiệm đầu tiên phát hiện anh dương tính với
HIV là năm 1995. Kể từ đó, anh uống đều đặn thuốc kháng vi-rút mỗi ngày cho đến khi phát hiện mình bị thêm ung thư máu trắng.
Năm 2006, anh gặp
TS Gero Huetter, một chuyên gia về ung thư máu tại
ĐH Y Berlin. TS đã thực hiện 1 cách điều trị hoàn toàn mới, đó là diệt sạch toàn bộ hệ thống miễn dịch của
Timothy bằng tia xạ và rồi cấy tế bào tủy xương từ người hiến được cho là có khả năng miễn dịch với vi rút
HIV. Việc ghép tủy đã được thực hiện năm 2007 do nhóm các bác sĩ ở
Bệnh viện Đa khoa San Francisco và
TT Y tế San Francisco tại
ĐH California (UCSF) thực hiện.
TS Paul Volberding, đang làm việc tại
UCSF, đã nghiên cứu
HIV từ khi thế giới phát hiện ra căn bệnh này, đánh giá: “Câu chuyện của bệnh nhân Berlin là một câu chuyện thú vị, nó không mang tính cá nhân mà mang tính tổng quát”.
Trên tạp chí Huyết học, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng các thử nghiệm “mạnh đến mức chúng tôi tin rằng chữa khỏi AIDS là hoàn toàn có thể”
Tuy nhiên, có một điều các chuyên gia vẫn lo ngại
vi-rút HIV có thể vẫn ẩn nấp ở đâu đó trong cơ thể
Brown. Ngoài ra, cũng có những nguy cơ, khó khăn khi thực hiện ghép tủy và tìm nguồn hiến phù hợp. ghép tế bào gốc mang tính chất xâm lược nhiều hơn là hiến máu và tìm được một nguồn hiến phù hợp giữa người hiến và người được tặng là không hề dễ.
Mặc dù vậy, nó vẫn gợi mở cho các nhà khoa học cách thức điều khiển các thụ thể trên tế bào bạch cầu để có thể giả hệ miễn dịch tự nhiên và liệu pháp gien có lẽ sẽ ít xâm lấn hơn là ghép tế bào gốc hay thực hiện biến đổi di truyền tế bào gốc trong phòng thí nghiệm.
Trong khi đó, các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những bệnh nhân khỏe mạnh dùng thuốc kháng vi-rút sẽ giảm nguy cơ nhiễm
HIV lên đến 73%. Điều này đặc biệt được xem xét tại
châu Phi, nơi có tỉ lệ người dương tính với
HIV rất cao.
Đối với khoảng 33 triệu người có
HIV trên toàn thế giới, câu chuyện củag
Brown đã gợi mở ra những hy vọng mới.
10-15% có hệ miễn dịch kháng được vi-rút HIV
Các thử nghiệm cho thấy có những người miễn dịch với vi-rút HIV
Trên thực tế, kể từ khi phát hiện bệnh cách đây 30 năm, các nhà khoa học đã nghiên cứu miễn dịch
HIV ở người và nhanh chóng nhận thấy rằng có một số người (chiếm tỷ lệ nhỏ) có sức đề kháng tự nhiên với bệnh này và do gien
CCR5 quy định. Đó là gen mã hóa một loại protein hoạt động như các “thụ cảm” bên ngoài tế bào bạch cầu, bản chất là một “cái khóa”.
Nếu thụ cảm này không hiện diện, dường như
vi-rút HIV không thể xâm nhập vào được tế bào máu. Điều này có nghĩa là nó không thể bắt đầu sự lây nhiễm mà cuối cùng dẫn đến
AIDS.
Các nhà khoa học tin rằng những người đã có bản sao của gien
CCR5 sẽ có thể kháng lại
vi-rút HIV nhưng không phải miễn dịch 100%. Vẫn có khoảng 10-15% trường hợp này là người bắc Âu. Những người thừa hưởng 2 bản sao của cái gọi là “gien miễn dịch” từ cả bố và mẹ dường như có khả năng kháng
HIV mạnh mẽ. Những trường hợp này ước tính khoảng 1% những người đến từ
bắc Âu, trong đó người
Thụy Điển là những người có khả năng nhất.
Các nhà khoa học cho biết gien này thực sự là một đột biến và các nghiên cứu
ADN cho thấy nó xuất hiện từ thời
Trung Cổ. Một số chuyên gia cho rằng nó xuất hiện do phản ứng với dịch hạch, trong khi số khác lại tin là do bệnh sởi tạo ra.
Trong trường hợp của
Brown, người hiến tặng tủy có cả 2 bản sao của gien
CCR5.
(Theo Dân Trí)
0 Comments