Những hướng dẫn cơ bản nhất đề phòng trường hợp xấu xảy ra nhé!
>>
Làm thế nào để sống sót trong đám đông chạy loạn?
Như chúng mình đã biết, ở Hà Nội vừa xảy ra một cơn dư chấn động đất nhẹ. Đây là dư chấn của trận động đất mạnh 7 độ Richter tại gần biên giới Thái Lan - Myanmar. Rất may là tại những khu được phản ánh có động đất, mọi người đều an toàn và không xảy ra thêm hiện tượng gì.
Ở trên là bảng đánh giá mức độ nguy hại của trận động đất vừa qua, mức độ nặng nhẹ ở từng khu vực tính theo màu sắc của chấm tròn (càng về màu đỏ đậm thì mức độ nguy hiểm càng nặng). Có thể thấy khu vực Hà Nội chịu ảnh hưởng nhẹ và không có thiệt hại.
Câu hỏi đặt ra là khi xảy ra động đất, chúng mình cần phải làm gì để mình và người thân được an toàn?
Đối với những trận động đất nhẹ như vừa rồi, chỉ gây rung lắc nhẹ thì không cần phải đi ra khỏi nhà. Hãy thật bình tĩnh, không được hoảng loạn và chui ngay xuống gầm bàn chắc chắn chờ cơn động đất qua nhé. Còn dưới đây là hướng dẫn những điều phải làm phòng khi "tình huống xấu hơn" xảy ra nhé!
Một điều mà ai cũng cần phải có đó là phải thật bình tĩnh mà xử lý sự việc!
Đề phòng tình huống xấu xảy ra này
Những vật dụng trong nhà nên được cố định vững chắc. Những thứ như tivi, gương, máy tính, v.v. nên được cố định chắc chắn để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây ra thương tích.
Đặt các đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tủ chén, v.v... xa khỏi các cửa và những nơi thường lui tới để khi chúng đổ xuống vẫn không làm cản trở lối ra.
Vật dụng nhà bếp cũng nên được dính chặt vào mặt đất, tường, hay mặt bàn.
Những vật nặng hay dễ vỡ nên để gần mặt đất.
Nên dự trữ các loại đồ ăn, thức uống đóng hộp tiện cho việc mang vác
Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, băng, thuốc men. Thay đổi chúng thường xuyên khi hết hạn.
Chọn một nơi tụ họp gia đình nếu mọi người không ở cùng nơi khi động đất xảy ra.
Trong lúc động đất
Nếu động đất xảy ra trong lúc bạn ở nhà, chui xuống một gầm bàn lớn hay giường nếu nó chắc chắn và có thể chịu được lực rơi đáng kể. Như thế khi nhà sập vẫn có khí thở.
Nếu không có gầm bàn thì tìm góc phòng hay cửa mà đứng. Tránh cửa kính ra nhé!
Đừng ở trong nhà bếp, vì đó là khu vực nguy hiểm khi xảy ra động đất bởi nhà bếp có rất nhiều thứ nồi niêu lỉnh kỉnh có thể rơi xuống khi bị rung lắc.
Che mặt và đầu để khỏi bị các mảnh vụn rơi trúng.
Tư thế chuẩn khi núp dưới gầm bàn (lưu ý phải bình tĩnh chọn loại bàn gỗ chắc chắn nhé)
Nếu mất điện (trường hợp này gần như chắc chắn sẽ xảy ra luôn!), dùng đèn pin. Đừng dùng nến hay diêm vì chúng có thể gây hỏa hoạn.
Nếu động đất xảy ra trong lúc ở ngoài đường, tránh xa các tòa nhà và dây điện. Tìm chỗ trống mà đứng.
Nếu động đất xảy ra trong lúc lái xe, ngừng xe ở lề đường. Tránh các cột điện, dây điện, và đường cầu.
Đăc biệt, nếu đang ở trong các tòa nhà cao tầng:
Tuyệt đối không được dùng thang máy vì khi có động đất thì hay kèm theo mất điện và nếu dùng thang máy thì sẽ bị kẹt.
Cũng nên tránh xa các khu vực có cửa kính, đèn điện treo.
Nghiên cứu cho thấy có khá nhiều người bị thương là do cố ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang các chỗ khác cùng tòa nhà. Hầu hết thương vong liên quan tới động đất do bị tường đổ, các mảnh kính bị vỡ và văng vào người.
Sau động đất
Kiểm tra thử xem có ai bị thương không. Đừng di chuyển người bị thương trừ khi họ ở gần dây điện hay những nguy hiểm khác. Gọi cấp cứu nếu có người tắt thở.
Nếu bị nhà sập, gây tiếng động càng mạnh càng tốt để kêu cứu.
Chuẩn bị cho các dư chấn kèm theo về sau, những trận động đất nối tiếp trận động đất vừa xảy ra. Tuy chúng nhỏ hơn, chúng vẫn có thể gây ra thương tích.
Mở ngay các phương tiện truyền thông có thể sử dụng lúc ấy để xem có tin tức gì khẩn cấp không.
Động đất có thể làm đứt dây điện, gas, hay nước. Nếu ngửi thấy có mùi hôi, mở cửa sổ và tắt đường gas, thông báo ngay với các cơ quan có trách nhiệm.
Đến nơi đã hẹn với gia đình và người thân để tụ họp nhé.
"Động đất ở Việt Nam xảy ra ngày càng nhiều tuy nhiên cường độ không mạnh như một số trận động đất đã từng xảy ra trong lịch sử.
Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất rất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã.
Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La.
Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ Richter (thuộc ở vùng biển vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này này đi cùng hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.
Từ năm 2005 trở lại đây, có vẻ ngày càng xuất hiện nhiều trận động đất hơn, có năm nhiều hơn đến 10 trận. Tuy nhiên, cường độ các trận động đất gần như nhau, không có sự tăng giảm mạnh.
Năm 2010, có rất nhiều trận động đất xảy ra ở Việt Nam. Trong đó, trận lớn nhất đạt 5 độ Richter. Còn những trận nhỏ hơn thì xảy ra trên hàng loạt đứt gãy như Mường Lay - Bắc Yên, Cao Bằng-Tiên Yên, đứt gãy sông Mã, Sông Cả… Tuy nhiên, những trận động đất này không gây thiệt hại lớn.
Với tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam như hiện nay thì một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter như đã xảy ra ở Sơn La năm 1983, Hà Nội và các đô thị phía Bắc sẽ rung động rất sợ, có khả năng làm đổ nhà. (Theo 24h)"
(Theo PLXH)
1 Comments
chui vào tam giác sống thì sẽ an toàn.
ReplyDelete