Đôi lúc sáng tạo nghệ thuật đã khiến người xem hiểu lầm về lịch sử.
>>
10 lý do nghi người Mỹ chưa từng lên mặt trăng
>>
Những học thuyết âm mưu nổi tiếng nhất thế giới
Phim hoạt hình Pocahontas
Ai cũng biết hãng Disney khoái xào nấu lại các câu chuyện cổ xưa. Nhưng khi họ muốn viết lại lịch sử thì rất nhiều người đã phản đối. Điều này xảy ra năm 1995 với bộ phim hoạt hình Pocahontas. Trong phim, cô gái người châu Mỹ bản địa đã nảy sinh tình cảm với anh chàng người Anh John Smith và thậm chí sẵn sàng hy sinh mạng sống để cứu anh ta.
Trên thực tế thì đúng là Pocahontas đã can thiệp để cứu Smith nhưng khi đó cô mới 11 tuổi và giữa họ cũng chẳng có mối tình nào. Pocahontas sau này cưới một người Anh khác và trở thành bạn của Smith.
Bạn có thể cho rằng đó là những hư cấu vô hại nhưng Pocahontas, John Smith là những nhân vật lịch sử và trẻ em ở Mỹ được học về họ trong sách. Bộ phim rõ ràng đã đem tới những hiểu lầm hoàn toàn không đáng có.
Shakespeare đang yêu
Điều đáng ngạc nhiên là chúng ta biết khá ít về kịch tác gia nổi tiếng William Shakespeare. Để bù đắp sự thiếu hiểu biết đó, nhiều nhà văn chọn cách thêm thắt các chi tiết hư cấu để lấy đầy khoảng trống lịch sử.
Trong bộ phim “Shakespeare đang yêu” năm 1998, ông sáng tác vở “Romeo và Juliet” nhờ cảm hứng từ tình yêu dành cho cô gái muốn trở thành diễn viên. Nhưng thực tế thì Shakespeare lấy ý tưởng cho vở kịch từ rất nhiều nguồn khác nhau. Tất cả các tình tiết sau đó trong phim không còn nhiều ý nghĩa tham khảo.
Ngoài ra, bộ phim cũng bị chỉ trích vì tạo ra một thành phố London toàn người da trắng trong khi thời kỳ đó, thủ đô nước Anh đã có rất nhiều người da màu sinh sống.
Cầu sông Kwai (The Bridge on the River Kwai )
Đây là bộ phim về thế chiến thứ 2 rất nổi tiếng. Nó kể câu chuyện về những người lính Đồng Minh bị phát xít Nhật bắt làm tù binh và phải xây một cây cầu cho chúng. Trong phim, vị sĩ quan Đồng Minh cao cấp nhất bị giam tại trại tù binh đã lãnh đạo mọi người và bất chấp sự phản đối, ông yêu cầu các tù binh xây một cây cầu thật vững chắc để củng cố tinh thần những người bị giam. Mãi tới cuối phim, vị sĩ quan mới nhận ra mình đang hỗ trợ kẻ thù và ra lệnh cho các tù binh phá hủy cầu.
Trên thực tế, vị sĩ quan người Anh chỉ tìm cách tiến hành mọi việc cầm chừng, đủ để các tù binh không bị hành hạ mà vẫn không giúp ích gì cho kẻ thù. Chính điều đó đã khiến ông được ca ngợi nhưng đáng tiếc là bộ phim lại bóp méo điều đó để tăng kịch tính.
Chân trời xa xăm (Far Horizons)
Rất nhiều bộ phim đều có cùng motip, đó là thêm vào một chuyện tình giữa các nhân vật lịch sử trong khi thực tế chẳng có gì. Bộ phim “Chân trời xa xăm” cũng nằm trong trường hợp đó và nguy hại hơn, nó gán ghép một cách sai lầm thậm tệ.
Phim kể về câu chuyện một nhà thám hiểm da trắng đi khai phá vùng đất mới ở Mỹ. Ông ta được một cô gái người Mỹ bản địa giúp đỡ nhiệt tình và họ đã nảy sinh tình yêu. Chuyện thật lãng mạn và đẹp đẽ, trừ việc cô gái đó trong thực tế là vợ của chính nhân vật bị quy là kẻ phản diện trong phim. Ở ngoài đời, cả hai vợ chồng họ đã giúp đỡ nhà thám hiểm rất nhiều nhưng chẳng có chuyện tình nào xảy ra cả.
Hãy tưởng tượng bạn là con cháu của cặp vợ chồng có thật trong lịch sử đó, bạn sẽ cảm thấy thế nào khi tổ tiên của mình bị gán ghép hoặc bị chuyển thành kẻ phản diện xấu xa như thế?
Trái tim dũng cảm (Brave Heart)
Khi bộ phim Trái tim dũng cảm ra mắt năm 1995, nó thu được những thành công vang dội ngay lập tức. Đạo diễn kiêm diễn viên chính Mel Gibson thủ vai người anh hùng Scotland William Wallace và giúp bộ phim giành 5 giải Oscar.
Bối cảnh phim là đất nước Scotland thế kỷ 13, khi mà Wallace trở về quê hương và phát hiện ra nó đã bị gã bạo chúa của nước Anh là Edward thống trị. Sau khi vợ mới cưới của Wallace bị quân Anh giết chết, ông đã vùng lên để lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại người Anh. Họ đã giành thắng lợi trong một cuộc chiến quan trọng và khi cuộc nổi dậy ngày một đi lên, Wallace lại nảy sinh tình yêu với Isabella, con dâu của vua Edward I.
Bộ phim có rất nhiều điều không chính xác. Trong lịch sử, vua Edward không phải là kẻ nghĩ ra những luật lệ ghê tởm đã dẫn tới cái chết của vợ Wallace. Quân khởi nghĩa trong phim cũng luôn mặc váy, có lẽ để phù hợp với hình ảnh nổi tiếng của đàn ông xứ này. Đáng tiếc là trong thực tế họ chẳng hề có đồ để trưng diện như thế.
Cũng sẽ không thể có chuyện tình giữa Wallace và Isabella vì vào thời điểm yếu, bà ta còn là một đứa trẻ. Tương tự như thế, Edward I cũng còn nhỏ tuổi dù trong phim ông ta đã trưởng thành. Thêm nữa, thế kỷ 13 là quãng thời gian hòa bình giữa hai đất nước thay vì cảnh cai trị hà khắc.
Võ sĩ giác đấu (Gladiator)
Trong phần credit cuối phim, đạo diễn Ridley Scott đã thuê một nhà sử học để giúp bộ phim Võ sĩ giác đấu càng chân thực càng tốt. Nhưng có vẻ ông này đã làm việc không tốt và rất nhiều nhà sử học đã phải nhíu mày khi xem phim.
Trong phim, Hoàng đế Marcus Aurelius không tin tưởng vào con trai mình, Commodus và thay vào đó trao đại quyền cho tướng Maximus, nhân vật chính của phim. Commodus đã tức giận, giết chết cha mình trước khi đem Maximus đi xử tử. May mắn là nhân vật chính đã trốn thoát trước khi bị bọn buôn nô lệ bắt được và trở thành một võ sĩ giác đấu.
Bộ phim đã rút ngắn quãng thời gian cai trị của Commodus từ 13 năm xuống khoảng dưới 2 năm. Nó cũng hạ thấp nhân vật này khi biến ông thành một kẻ yếu ớt và còn tròng vào cổ ông ta cái án giết cha.
Phim cũng đưa ra rất nhiều chi tiết không thể xuất hiện vào thời La Mã và thậm chí đưa ra nhiều dòng chữ Latin viết sai chính tả. Các sĩ quan La Mã còn ra lệnh cho quân lính “khai hỏa” để thúc họ bắn tên dù chữ này chỉ được dùng khi súng được phát minh sau đó cực kỳ lâu.
Trân Châu cảng
Sử dụng các nhân vật hư cấu, bộ phim Trân Châu cảng kể lại cuộc tấn công bất ngờ của người Nhật vào căn cứ Mỹ và từ đó đưa cả đất nước này vào Thế chiến thứ II. Dù nó sử dụng các cuộc chiến có thật làm tư liệu nhưng cũng có rất nhiều điểm sai lệch.
Cốt truyện phim theo chân chàng phi công Rafe McCawley, người đã rời bỏ nước Mỹ yên bình để sang Anh chiến đấu chống lại quân đội Hitler. Sau khi bị thương và được chuyển về Trân Châu cảng, Rafe đã cùng người bạn thân Danny tham gia vào việc phòng thủ và hai chàng phi công đã bắn hạ nhiều máy bay địch. Sau đó, cả hai đã được cử tham gia một đợt không kích nhằm thẳng vào Tokyo.
Trên phim, hai người có thể là người hùng khi tiêu diệt hàng loạt máy bay Nhật nhưng ở ngoài đời, các phi công Mỹ gần như không làm được gì đáng kể. Ngoài ra, họ là các phi công lái máy bay chiến đấu và sẽ không thể được cử tham gia một phi vụ ném bom Tokyo như trong phim.
(Theo PLTP)
1 Comments
vvvvvvvvvvvb
ReplyDelete