Khoa học nói chung bao trùm ở mọi lĩnh vực, có những điều tưởng chừng đơn giản dễ hiểu nhưng từ từ đã nhé, nhỡ đâu bạn đang hiểu sai chúng thì sao?
>>
Top 10 câu hỏi 'không có câu trả lời'
>>
50 điều thú vị không phải ai cũng biết
>>
20 sự thật có thể khiến bạn ngạc nhiên
>>
10 điều không lý giải nổi ở con người
Dù sao thì cũng nên vận động, tập thể thao bạn ạ!
Màu đỏ trong thịt bò không phải là máu!
Sashimi khác Sushi đấy nhé!
Koala không phải là một loài gấu
Tớ đâu phải là gấu!!!!!
“Gấu” Koala “chưa bao giờ” là một loài gấu. Ở những nước ngoài Úc, loài này thường được “trìu” mến thêm vào chữ “gấu” ở sau cái tên Koala chứ còn ở quê hương của chúng, đơn giản chỉ là “Koala”. Koala thuộc họ thú có túi giống như Kangaroo. Thú có túi là loài có đặc điểm nhận dạng là một chiếc “túi da nhỏ” ở trước bụng. Koala cũng có nét khác với họ hàng của mình, đó là túi của Koala cái có hướng chĩa xuống chứ không hướng lên trên.
Cái tên “Gấu” Koala được cho là bắt nguồn từ những người Anh đến khai hoang vào thế kỉ 18, họ đặt tên động vật theo xu hướng đối chiếu hình dáng, cứ na ná loài gấu là gán vào tên. Koala còn có các nickname như: gấu cây, gấu lười, gấu khỉ (vì chúng sống ở trên cây).
Cá vàng không có trí nhớ ngắn hạn trong 3 giây
Thật oan ức khi bị cho là loài có trí nhớ cực kém!
Thực tế, cá vàng có trí nhớ rất tốt so với các loài cá khác. Người ta có thể huấn luyện cá vàng phản ứng với nhiều loại màu sắc ánh sáng, các loại âm thanh, âm nhạc và các giác quan khác nhau. Và cá vàng có khả năng ghi nhớ được những gì mà chúng đã học lâu đến 1 năm cơ.
Một ví dụ điển hình cho trí nhớ của chúng đó là nếu bạn cho cá vàng ăn vào một khung giờ nhất định trong nhiều ngày, đến lúc “quen mùi”, khi gần đến “giờ vàng”, chúng sẽ đoán trước được bạn sắp cho chúng ăn và ngoi lên mặt nước “chờ đợi” đấy. Cá vàng còn có khả năng “nhớ mặt” chủ nhân của chúng nữa cơ nhé!
Bướu của lạc đà không hề chứa nước
Cái hình ảnh con lạc đà có sức sống mãnh liệt trên sa mạc khô cằn khiến nhiều người nghĩ bướu của nó chứa nước dự trữ. Nhưng không phải đâu nhé, là mỡ đấy! Những cái bướu này có thể nặng tới hơn 36kg và cho phép lạc đà có thể sống sót từ một đến hai tuần mà không cần ăn.
Vậy thì lạc đà “giấu nước” dự trữ ở đâu. Thực ra không hề có “trung tâm dự trữ nước” nào ở trong cơ thể chúng cả, là do cơ thể lạc đà có khả năng chống chịu rất hiệu quả đối với thời tiết khắc nghiệt nơi sa mạc, lạc đà có thể hấp thu lượng nước đủ dùng qua việc ăn các loại cây cỏ. Và chúng còn biết “giữ nước” nữa chứ vì qua các xét nghiệm, nước tiểu của lạc đà chứa rất ít thành phần nước
Lông và tóc là như nhau
Chúng ta thường gọi “tóc” mọc trên người động vật là lông như để so sánh với tóc người. Nhưng thực sự là rất khó để phân biệt hai dạng trên, bởi cấu tạo của cả hai đều đến từ keratin (chất sừng).
Còn một thứ nữa người ta hay đem ra để đối chiếu đó là tóc người duy trì mọc dài mãi mãi (nếu không cắt) còn lông động vật chỉ dài đến một mức độ nhất định. Nhưng thực sự thì tóc người cũng sẽ ngừng mọc sau một chu kì nhất định trừ phần tóc trên đầu, có chu kì dài hơn đối với nhiều loài động vật, còn ở các bộ phận khác thì có xu hướng mọc ngắn hơn. Việc "tóc” mọc dài hay ngắn ở các bộ phận trên cơ thể phụ thuộc nhiều vào yếu tố gen di truyền. Thời kì đầu tóc mọc rất nhanh, thời kì tiếp theo tóc ngừng mọc và lớp ngoài cùng của tóc co rút lại, phần gốc sẽ thôi không nhận máu để nuôi tóc nữa, kết thúc chu kì để tế bào tóc mới xuất hiện.
Chim có khứu giác rất tồi
Có “lời đồn” rằng khi bạn chạm vào chú chim non, chim mẹ sẽ “nhận" thấy mùi lạ ở chim non và sẽ “từ bỏ” nó . Thực ra thì phần lớn các loài chim có khứu giác rất tồi vì thế chúng gần như là không thể nhận ra “mùi lạ” ở những đứa con của mình đâu. Và cũng phần lớn các loài chim sẽ bỏ đi nếu như nhận thấy nguy hiểm rình rập đấy (cái này thì lại thuộc vấn đề thị giác đấy!). Nhưng cũng có một số loài cũng sẽ “dũng cảm” ở lại chiến đấu với hiểm nguy (nếu có thể) để bảo vệ đàn con non.
Rơi đồng xu từ đỉnh tòa nhà Empire State
Chắc hẳn bạn đã biết tòa nhà Empire State 102 tầng cao nhất New York với chiều cao 381m. Điều đơn giản mà nhiều người từng hiểu nhầm là nếu thả đồng xu từ đỉnh tòa nhà này hay các "nóc nhà" khác của thế giới sẽ gây nguy hiểm và làm bị thương nếu có người “hứng” phải.
Sự thật là thậm chí bạn thả rơi một đồng xu từ máy bay bay ở độ cao 10.6 km thì nó cũng không gây bất kì tổn thương nào! Cụ thể, Empire State cao khoảng 381m. Nếu không có sức cản không khí lên các đồng xu, nó có thể đạt vận tốc tối đa khoảng 190 dặm/h khi nó rơi xuống đất.
Phải khẳng định vận tốc đó cực nhanh! Nhưng may mắn thay, nó vẫn không đủ lớn để giết chết một ai đó. Một đồng xu, ngay cả ở tốc độ đó sẽ không gây thiệt hại nhiều và điều này đã được chứng minh trong chương trình Myth Busters (một chương trình cực hay của kênh Discovery). Khi bắn một đồng xu với vận tốc 700m/h liên tục tới một bảng dính đầy gel, nhưng cả 3 lần bắn đều không có đồng nào dính vào bảng cả. Có nghĩa nó rơi không theo phương thẳng đứng, do vậy mức độ nguy hiểm cũng giảm đi đáng kể!
Ồn ào tranh cãi tên món "Hot-dog"
Tên “hot dog” không phải đặt theo tên tên gọi của người Đức. Người ta vẫn tin rằng, có một người Đức di cư tới New York và bán xúc xích bởi ông nắm rõ thói quen yêu thích bóng chày của người Mỹ, ông đưa ra ý tưởng kinh doanh một loại thức ăn tiện lợi mà khi các cổ động vieen vào sân vừa có thể ăn vừa có thể xem. Điều này đã được một họa sĩ của tờ báo New York Times vẽ lại thành bức tranh mang tên Tad Dorgan. Tên của chiếc bánh được gọi là "Dachshund".
Tuy nhiên do mọi người không biết cách phát âm của Dachshund và cứ gọi là hotdog. Nhưng thực tế không phải vậy! Quay trở lại những năm 1880, khoảng thời gian đó, đã có rất nhiều thịt ngựa và thịt chó được dùng để làm xúc xích. Người ta đọc ngựa (horse) và chó (dog) liền nhau: horsedog, dần dần nó đã được biến thể thành hotdog như ngày nay.
Súng giảm thanh không làm cho chúng ta nghe âm thanh nhỏ lại
Súng giảm thanh không làm cho bất cứ nơi nào ở gần “im lặng” cả. Chủ yếu là nhờ bộ phận giảm thanh áp những tiếng ồn do sóng nén từ trong nòng súng ra ngoài. Do vậy, các âm thanh của tiếng ồn trong lúc bắn là âm vỡ được tạo ra bởi từ những viên đạn.
5 ngày thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật không chỉ xuất hiện 823 năm một lần
Chúng ta vừa trải qua một tháng 10 đặc biệt với 5 ngày thứ sáu, thứ bảy, và Chủ nhật. Thực tế, không cần phải đợi thêm 823 năm nữa mới có một tháng đặc biệt như vậy. Bởi vì tồn tại một thực tế rằng: chỉ cần tháng đó 31 ngày và cứ mỗi 6 năm, sau đó là 5 năm, sau đó là 6 năm, và sau nữa là 11 năm sẽ lặp lại điều tương tự. Chúng ta vừa kết thúc chu trình 6 năm thứ 3, lần đầu tiên của thế kỉ 21 là năm 2004, trước đó là 1999 (cách 5 năm), trước đó nữa là 1993 (cách 6 năm), do đó điều tương tự sẽ lặp lại vào năm 2021. Còn chuyện 823 năm mới lặp lại tháng 10 như năm nay chỉ là nhảm nhí mà thôi!
Ai phát minh ra món bơ đậu phộng?
Bơ đậu phộng không phải là phát minh của George Washington Carver. Các tài liệu tham khảo cổ cho biết bơ đậu phộng được làm từ khoảng 1000 năm trước Công nguyên, ơi người Inca cổ đại đã biết dùng đậu phộng để làm chất kết dính. Kể từ đó, bơ đậu phộng đã được “cải thiện” nhiều lần bởi các cá nhân khác nhau trong lịch sử. Mặc dù Carver không phát minh ra bơ đậu phộng nhưng ông đóng một vai trò quan trọng trong việc phổ biến nó. Carver là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịc sử nước Mỹ, ông phát hiện hơn 300 cách sử dụng đậu phộng cùng hàng trăm cách sử dụng cho đậu tương, hồ đào và khoai tây.
(Theo PLTP)
0 Comments