Họ là các nhà phát minh danh tiếng, là các vĩ nhân nhưng đều ra đi bởi chính thứ làm cho mình nổi tiếng.>>
Những phát minh tình cờ "mò" đến với con người>>
5 phát minh của Ai Cập cổ còn lưu truyền đến nay>>
Top 10 phát minh "nhỏ mà vĩ đại">>
10 giải IgNobel cho phát minh ngớ ngẩnNếu không có sự ra đi của những người như họ, liệu nền khoa học của chúng ta có phát triển được như ngày hôm nay?
Marie Curie (7/11/1867 – 4/7/1934)Là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel và cũng là nhà khoa học đầu tiên 2 lần giành giải thưởng danh giá này nhưng Marie Curie đã qua đời vì chính các thí nghiệm của mình. Bà là người đã tìm ra hai chất phóng xạ mạnh là radium và polonium.
Marie Curie, người chết vì chất phóng xạ do mình tìm ra.Mặc dù khí Radon, sản phẩm từ sự phân rã của radium đã được dùng để điều trị cho binh lính trong Thế chiến thứ 1 nhưng nó có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Marie Curie đã chết bởi chính tác dụng phụ của loại khí này khi nó khiến cho tủy của bà không thể sản sinh ra các tế bào máu mới.
Thomas Andrews (7/2/1873 – 15/4/1912)
Con tàu Titanic mang lại danh vọng và cũng lấy đi mạng sống của Andrews.Người đàn ông Ireland này là một trong các kiến trúc sư chính của dự án tàu Titanic huyền thoại. Tất nhiên, là một người tận tâm, ông đã có mặt trong chuyến hải trình đầu tiên của con tàu và phần còn lại thì chúng ta đều đã biết.
Horace Lawson Hunley (20/6/1823 -15/10/1863)Ông là một nhà lập pháp, một luật sư và cũng là một kỹ sư hàng hải nổi tiếng. Hunley là người đã phát minh ra tàu ngầm trong cuộc nội chiến Mỹ thế kỷ 19. Tuy vậy chiếc tàu của ông lại không mấy an toàn.
Chiếc tàu ngầm thời kỳ đầu thật quá nguy hiểm!Trong chuyến du hành đầu tiên, 5 trong tổng số 9 thủy thủ đã thiệt mạng. Chuyến thứ 2 còn tồi tệ hơn khi toàn bộ đều bị chết, trong đó có cả Hunley. Tới chuyến ra quân thứ 3, con tàu đánh chìm được một tàu đối thủ trước khi chìm nghỉm xuống đáy Đại tây dương.
Alexander Bogdanov (22/8/1873 – 7/4/1928)Dù ít người biết tới cái tên này nhưng ông đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử y học nhờ việc tự nguyện tham gia các quá trình truyền máu. Bản thân Bogdanov là một nhà vật lý, một nhà kinh tế nổi tiếng và sự hy sinh của ông đã khiến nhiều người phải kính nể.
Nếu không có kỹ thuật truyền máu, rất nhiều người sẽ chết sau các tai nạn thông thường.Tổng cộng ông đã tham gia 12 lần truyền máu. 11 lần đầu diễn ra thành công nhưng lần thứ 12 đã mang tới cái chết. Nếu không có sự hy sinh của ông, ngày nay các bệnh nhân mất máu rất có thể sẽ gặp phải cái chết không thể nào tránh khỏi.
William Bullock (1813 – 21/4/1867)Ông là người đã phát minh ra máy in quay và nhờ đó trở nên nổi tiếng. Tốc độ in ấn đã trở nên nhanh hơn rất nhiều và ngành công nghiệp báo chí, xuất bản cất cánh từ đó. Tuy nhiên theo những gì được kể lại, trong một phút thiếu kiềm chế, Bullock đã đá vào chiếc máy in và bị kẹt chân vào đó. Vết thương bị nhiễm trùng nặng và Bullock qua đời không lâu sau đó.
Mẫu máy in “phản chủ”.(Theo PLXH)
0 Comments