Cuối năm ngoái, tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình ở những nước giàu giảm 7,4% so với trước khủng hoảng song lại tăng tới 25% ở các nước nghèo, theo báo cáo mới công bố của hãng bảo hiểm Đức Allianz. Trong đó, tài sản tài chính tính bình quân đầu người ở Hy Lạp giảm mạnh nhất, 14%; kế đó là ở Mỹ, giảm tới 12% và Tây Ban Nha giảm 9% so với 2007.>>
12 công trình điêu khắc, lắp ráp "độc" và "bự" nhất thế giới>>
Những nhà tù sang trọng bậc nhất thế giới>>
10 hang động bí ẩn nhất thế giớiTính chung toàn thế giới, số tài sản tài chính (bao gồm cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng và bảo hiểm) đến cuối 2009 giảm 4% so với 2007. Đầu thập kỷ, tổng tài sản tài chính của các nước giàu cao gấp 135 lần so với các nước nghèo, đến nay khoảng cách này chỉ còn 45 lần.
Nhưng điều này không có nghĩa khoảng cách giàu nghèo trên thế giới đã được xóa bỏ hoàn toàn. Theo báo cáo của Allianz, 50 quốc gia giàu nhất thế giới vẫn đóng góp tới 87% GDP và 90% tổng tài sản tài chính toàn cầu.
Dưới đây là danh sách 11 quốc gia nắm giữ lượng tài sản tài chính nhiều nhất thế giới, theo công bố của Huffington Post.
11. Hà Lan- Thị phần tài chính (tài sản tài chính của nước đó so với tổng tài sản tài chính toàn cầu): 1.85%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 1.978 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 5.2%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 119.236 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 46.228 USD
10. Australia- Thị phần tài chính: 1.85%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 1.981 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 14%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 93.048 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 48.066 USD
9. Tây Ban Nha- Thị phần tài chính: 2,13%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 2.277 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 3,2%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 50.705 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 30.862 USD
8. Canada- Thị phần tài chính: 2,46%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 2.626 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 3,4%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 78.240 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 36.603 USD
7. Trung Quốc- Thị phần tài chính: 4,13%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 4.407 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 29,3%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 3.275 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 3.769 USD
6. Italy- Thị phần tài chính: 4,28%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 4.576 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 2,9%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 76.434 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 33.821 USD
5. Pháp- Thị phần tài chính: 4,66%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 4.975 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 9%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 79.801 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 41.006 USD
4. Anh- Thị phần tài chính: 5,68%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 6.064 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 12,6%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 98.511
- Thu nhập bình quân đầu người: 34.209 USD
3. Đức- Thị phần tài chính: 5,68%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 6.068 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 5,4%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 73.850 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 39.339 USD
2. Nhật Bản- Thị phần tài chính: 13,71%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 14.642,5 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 2,3%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 115.159 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 36.952 USD
1. Mỹ- Thị phần tài chính: 38,94%
- Tài sản tài chính đến cuối 2009: 41.590,78 tỷ USD
- Tăng trưởng so với 2008: 6,8%
- Tài sản tài chính tính bình quân đầu người: 132.178 USD
- Thu nhập bình quân đầu người: 43.563 USD
(Theo VnExpress)
0 Comments