Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện thấy di tích hóa thạch của một con rắn ăn khủng long vừa mới nở, loài khủng long có thể nặng tới 100 tấn khi trưởng thành.
Hình mô phỏng con rắn "mò" vào tổ khủng long tấn công khủng long con.Bộ khung xương hóa thạch có niên đại 67 triệu năm được tìm thấy trong một tổ khủng long. Phát hiện được công bố trên tạp chí Plos One, cho thấy bằng chứng trực tiếp đầu tiên về thói quen “ẩm thực” của rắn nguyên thủy.
Con rắn hóa thạch này được cho là đã ăn các con khủng long mới nở bởi nó được tìm thấy trong tư thế quấn quanh một con khủng long nhỏ.
Khi trưởng thành, loài khủng long ăn lá có thể nặng tới 100 tấn. Không chỉ có con người nhỏ bé sợ rắn, mà nghiên cứu này còn chỉ ra, thậm chí loài khủng long khổng lồ cũng có thể sợ chúng.
Tiến sỹ Dhananjay Mohabey thuộc Cơ quan khảo sát địa chất Ấn Độ đã đào được hóa thạch này từ năm 1987, nhưng mãi đến tận năm 2001, các chuyên gia ở Đại học Michigan và Toronto Mississaugua của Mỹ với có thể phát hiện có một con rắn nằm giữa những quả trứng khủng long.
Hóa thạch của "Sanajeh indicus", 3 quả trứng khủng long và một con khủng long vừa nở.Theo các nhà nghiên cứu, rắn hóa thạch được tìm thấy không có bộ hàm linh động như rắn hiện đại và phải rất vất vả khi ăn các quả trừng khủng long. Tuy nhiên, những con khủng long mới nở này rất “vừa miệng” chúng.
Hiện các nhà nghiên cứu tin rằng con rắn đã tấn công con khủng long khi nó vừa mới nở ra khỏi quả trứng. Rồi sau đó có một thảm họa tự nhiên xảy ra, có thể là một trận bão, khiến toàn bộ khu vực bị đóng băng lại.
Con rắn được đặt tên là “Sanajeh indicus”, là một trong vài động vật ăn thịt những con khủng long khổng lồ.
(Phan Anh-Dân Trí)
0 Comments