1. Trọng lượng “núi đôi”, bạn biết chưa? Không có con số cụ thể đâu bạn à. Mỗi người chúng ta là một vũ trụ kì bí được lập trình sẵn từ khi bạn nằm trong bụng mẹ.
Với bạn này thì nó bé tí, mỗi bên chỉ chừng 150g, với bạn khác chúng lại ưu ái nặng tới 500 – 700g, làm gì có vụ “đổ khuôn” để của ai cũng giống ai thì còn gì mà so sánh nữa.
2. “Hướng núi”? Điều này phụ thuộc vào vị trí của quầng núi đôi trên bầu ngực. Ở một số bạn, đỉnh núi nằm hơi cao, “hướng núi” hướng lên trên. Một số khác hướng xuống dưới, hoặc chếch sang hai bên. Còn những bạn mà mỗi đỉnh núi quay về một hướng thì cũng hết sức “bình thường như bức tường xây thẳng”. Chuyện hem có gì phải ầm ĩ!
3. Ngày “nhạy cảm” của núi đôi? Bạn biết không, núi đôi cũng hoạt động theo chu kì, y như núi lửa ý, chỉ có điều là chu kì hàng tháng. Mô ngực sẽ thay đổi hàng tuần vì hormone luôn luôn thay đổi. Bạn để ý nhé, một tuần trước và trong kỳ nguyệt san, lượng progesterone tăng vọt sẽ làm núi đôi sưng lên, cứng và nhức.
Đến giữa chu kì, cô bạn nhỏ đặc biệt nhạy cảm, do hàm lượng estrogen gia tăng. Nhưng sau nguyệt san, mô ngực trở nên mềm mại do lượng hormone cân bằng. Chính vào thời gian này, bạn nên đi khám bác sĩ xem có u bướu gì không, vì ngực mềm thì u bất thường sẽ dễ phát hiện.
4. Tư thế ngủ có ảnh hưởng đến núi đôi? Không hoàn toàn. Tuy nhiên, trong thời kì núi đôi vẫn còn đang “nhớn”, tốt nhất là để cô bạn được tự do càng nhiều càng tốt. Không nên nằm sấp,vì tuy không làm…bẹp dí nhưng cũng có thể làm biến dạng núi đôi. Ví dụ, chĩa sang hai bên nhiều hơn! Tốt nhất, hãy nằm thẳng hoặc nằm nghiêng nhé.
5. “Đỉnh núi” của tớ núp ở bên trong! Chuyện này cũng “động trời” lắm chứ vì bạn nào chả nhìn thấy các bà mẹ cho em bé bú. Tuy chưa nghĩ đến cái ngày ấy nhưng các bạn lại mơ hồ sợ. Các bạn này phải nhờ thợ thiết kế áo ngực riêng nhằm đẩy “đỉnh núi” ra ngoài, không cho chúng chơi trốn tìm nữa.
6. Có thể luyện tập để núi đôi săn chắc hơn? Ở ngực chẳng có cơ nào, nên việc luyện tập để tăng hay giảm cơ ngực đều là vô vọng. nhưng xung quanh ngực lại là các…cơ xương ức, khi chúng rắn chắc thì “chân núi” cũng vững chắc hơn. Hãy nhớ các động tác chống đẩy và nâng ngực. Chúng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất và đem lại cho núi hình dáng khoẻ mạnh nhất.
7. Hix, núi đôi “ngọn cao ngọn thấp”! Các nhà khoa học cũng chưa giải thích được tại sao, nhưng núi đôi bên trái có vẻ nhỉnh hơn chút xíu so với cô em song sinh bên phải. Tuy nhiên, sự “không đều” cũng một chín một mười, có lẽ chẳng ai nhận ra, trừ bạn!
8. Có phải con gái mặc áo ngực là để che “núi”? Nếu chỉ để che thì bạn dùng cái yếm đào có phải lãng mạn hơn không? Núi đôi là vật lơ lửng, trông rất là “trêu ngươi” nên mọi người đều bị khiêu khích. Chúng không có dây chằng, cũng không có cơ nên để tự nhiên, thông thoáng, dưới tác dụng của trọng lực, chúng sẽ từ từ “chảy” xuống. Áo ngực giống như một giá đỡ nhằm nâng ngực lên, không cho nó “chảy”. Tạo sự kín đáo chỉ là vai trò thứ hai thôi.
9. Tớ đã 17 tuổi rồi mà nó vẫn chưa như mong muốn! Đừng lo, phải sau khi bạn 20 tuổi, núi đôi của bạn mới cao hết tần. Và cho dù đến lúc đó, nó vẫn chưa như bạn mong muốn thì cũng cứ hãy yêu quý nó nhé, nó thuộc về bạn mà!
0 Comments