Trong khi mọi người đều cho rằng Santa Claus chỉ là chuyện thần thoại thì thực chất Santa Claus lại xuất phát từ truyền thuyết về một nhân vật có thật sống ở thế kỷ thứ 4 tên là Ni-kô-la. Ông là con một trong một gia đình theo đạo Cơ Ðốc giàu có. Ni-kô-la sinh ra vào khoảng những năm 280 tại Patara, một cảng nhỏ của thị trấn Lycia ở Thổ Nhĩ Kỳ. Khi còn nhỏ cậu bé đã được mẹ dạy rất nhiều về kinh thánh nhưng không may, cha mẹ qua đời do bệnh dịch, bỏ lại cậu cùng toàn bộ gia tài.
Ni-kô-la được nhiều người biết đến vì biết thương người nghèo và dành cả đời mình để phục vụ Chúa. Một lần, gặp ba cô gái trẻ không có người cầu hôn vì cha họ quá nghèo, ông liền lấy ba túi vàng và bỏ vào phòng ba cô gái nọ. Nhờ đó mà họ lấy được chồng và sống rất hạnh phúc. Mặc dù vậy, những người La Mã lại luôn khinh miệt ông, Họ bắt giam và tra tấn ông trong ngục tối. Khi Công-xtăng-tin trở thành hoàng đế La Mã thì ông đã trả tự do cho thánh Ni-kô-la . Cũng từ đó Công-xtăng-tin trở thành con chiên của đạo Cơ Ðốc. Ông triệu tập hội nghị Ni-a-xê-a và thánh Ni-kô-la được mời làm đại biểu của hội nghị. Thánh Ni-kô-la được đặc biệt ca tụng vì tình yêu của ông dành cho trẻ em. Người ta đồn rằng các món quà bất ngờ đều do thánh Ni-kô-la mang đến và cũng chính ngài là người luôn mang quà đến cho trẻ em vào các dịp Nô-en.
Bên cạnh đó, thánh Ni-kô-la còn là người bảo vệ cho các thuỷ thủ đảo Xi-xin-li của nước Hy Lạp và nước Nga. ở đất nước Hà Lan, truyền thuyết về thánh Ni-kô-la luôn sống mãi trong lòng mỗi người dân. Vào thế kỉ thứ 16, ở Hà Lan trẻ em thường đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng là chúng sẽ được thánh Ni-kô-la thết đãi no nê. Người Hà Lan phát âm từ St. Nicholas (thánh Ni-kô-la) thành Sint Nicholaas, sau đó nói chệch thành Sinterklaas và cuối cùng được những người theo giáo phái Anh đọc thành Santa Claus.
Hầu hết các truyền thuyết về thánh Ni-kô-la đều bắt nguồn từ Hoa Kỳ. Người Hà Lan khi đến khắp các vùng đất trên thế giới đã mang theo các truyền thuyết về thánhNi-kô-la Họ xây dựng nhà thờ đầu tiên ở New York và lấy tên thánh đặt cho nhà thờ. Năm 1822, Clement Clarke Moore đã viết truyện “Ðêm trước Giáng Sinh” (The Night Before Chrismas) để kể cho trẻ em trong gia đình nghe vào đêm Noel. Câu chuyện có lẽ chỉ được lưu truyền trong gia đình nhà Moore nếu như không có một người bạn của gia đình gửi bản thảo câu chuyện đó tới toà báo.Nhà sản xuất phim hoạt hình thế kỷ 19, Thomas Nast đã hiện đại hoá hình ảnh ông già Nô-en. Trong phim hoạt hình của mình về Giáng Sinh, ông đã tạo dựng nên hình ảnh ông già Noel vui tính, râu tóc trắng xoá, má đỏ hồng, mặc bộ đồ đỏ trắng, đi khắp ngõ phố mang quà đến cho trẻ em. Trong phim của Thomas Nast, ông già Nô-en dành cả năm để đọc thư trẻ em khắp nơi trên thế giới gửi đến, và sản xuất đồ chơi theo ý muốn của các em. Những hình ảnh này, ngày nay đã gắn liền với truyền thuyết về ông già Noel.
0 Comments